TƯ VẤN & BÁO GIÁ
Mr. Đạt
096.993.76.83  skype skype
CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
Ms. Tuyết
0982.78.75.75  skype skype
TƯ VẤN KỸ THUẬT
Mr. Tuấn
0985.250.531  skype skype

8 Lời khuyên giúp tiết kiệm chi phí xây nhà.

 Với trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế và thi công xây dựng, cải tạo nhà, Nhà đẹp UCT chia sẻ một số lời khuyên giúp gia chủ chủ động hơn trong việc giám sát quá trình thi công ngôi nhà của mình, đồng thời tiết giảm tối đa chi phí phát sinh.

1. Trang bị kiến thức cơ bản về xây dựng

Để chuẩn bị làm bất cứ việc gì nên trang bị cho mình vốn kiến thức cần có và một khoản kinh phí dự trù phù hợp với điều kiện gia đình. Những kiến thức này có thể học hỏi từ chuyên gia, bạn bè hoặc tham khảo sách báo. Nhờ đó, bạn sẽ chủ động hơn và biết cách lựa chọn phương án làm việc phù hợp và tiết kiệm nhất.

2. Giai đoạn chuẩn bị

Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất. Trong thời gian này, bạn cần lập một kế hoạch rõ ràng, càng chi tiết càng tốt, ví dụ dự đoán tổng chi phí xây dựng, thi công xây dựng. Bạn có thể tham khảo ý kiến của những người từng xây nhà trước đó cũng như của bạn bè, nhất là những người có hiểu biết trong lĩnh vực xây dựng. Việc tiếp thu nên có chọn lọc những ý kiến phù hợp với hoàn cảnh của ngôi nhà mình dự định xây.

Trong giai đoạn này, bạn cần cân nhắc giữa diện tích xây dựng và diện tích sinh hoạt, xem gia đình có bao nhiêu người để thiết kế số lượng phòng hợp lý. Cân nhắc được vấn đề này sẽ giúp bạn tránh tình trạng xây thừa phòng, làm lãng phí không gian và tốn chi phí xây dựng. 

3. Lựa chọn phong cách của ngôi nhà.

Phong cách ngôi nhà sẽ quyết định số tiền bạn bỏ ra để chi trả cho việc thi công. Nhà theo phong cách biệt thự, cổ điển cầu kỳ đương nhiên sẽ mất nhiều chi phí xây dựng hơn so với một ngôi nhà mang phong cách hiện đại, đơn giản. 

Nếu bạn có ngân sách vừa phải, hãy chọn phong cách nhà hiện đại, với đường mái và cửa sổ đơn giản. Thay vì những kiểu thiết kế lạ mắt, khác thường, hãy chọn kiểu nhà hình chữ nhật với vị trí xây, sơn tường và cảnh quan bắt mắt.

                                  

4. Đi thăm nhiều ngôi nhà đã xây

Bạn có chắc chắn rằng mẫu nhà mà mình lựa chọn đã đúng với mong ước của mình? Có thể sau tham khảo trên các sách và tạp chí kiến trúc, hay tận mắt ngắm nghía nhiều ngôi nhà mới xây, bạn sẽ thấy nhiều ngôi nhà duyên dáng hơn, phù hợp hơn. Lúc này bạn mới cảm thấy tiếc về quyết định của mình?

Vì vậy, để tránh điều này xảy ra, trước khi quyết định xây, hãy dành thời gian tham khảo và đi thăm thật nhiều ngôi nhà đẹp khác. Những ngôi nhà này có thể bạn bè hoặc các công ty kiến trúc giới thiệu để bạn tham khảo.

5. Thuê công ty thiết kế, kiến trúc sư và đơn vị xây dựng có uy tín

Từ bạn bè hoặc tham khảo sách báo, bạn nên tìm một công ty thiết kế, hoặc kiến trúc sư có kinh nghiệm, và đặc biệt là phong cách thiết kế của họ phải phù hợp với sở thích và yêu cầu sử dụng của gia đình bạn. Hãy đi xem những công trình mà đơn vị này đã thực hiện để đánh giá được trình độ của họ và chất lượng công trình.

Khi đã chọn được một đơn vị ưng ý, nên dành khoảng thời gian nhất định để đồng hành cùng kiến trúc sư. Cần trao đổi để đi đến thống nhất ngay từ đầu, tránh việc làm đi, làm lại mất thời gian của cả hai bên hoặc phát sinh những chi phí khác không cần thiết.

Khâu lựa chọn đơn vị thiết  kế rất quan trọng, chính những người có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ giúp bạn tìm ra một phương án tối ưu nhất, phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Họ sẽ giúp bạn từ khâu lựa chọn phong cách kiến trúc, bố trí công năng, màu sắc, phong thủy, vật liệu xây dựng, bố trí cốt thép phù hợp, đủ đảm bảo chịu lực, kiểm tra kỹ lưỡng trong quá trình thiết kế kết cấu (bằng phần mềm tính toán chuyên nghành) sao cho hợp lý, tiết kiệm nhất. 

Ngoài ra, cần có những trao đổi chi tiết về công việc để chủ nhà và đơn vị tư vấn thi công có những hiểu biết rõ ràng về nhau, vừa tránh được tranh chấp xảy ra sau này cũng như tiết kiệm được thời gian của cả hai bên. Những thỏa thuận giữa gia chủ và công ty bạn thuê cần được ghi rõ trong hợp đồng càng chi tiết càng tốt nhằm đảm bảo quyền lợi song phương.

6. Chọn dịch vụ xin phép xây dựng

Nếu quá bận rộn, bạn có thể nhờ đơn vị  xin phép xây dựng. Trong trường hợp bạn có thời gian, hãy mượn một bộ bản vẽ thiết kế đã hoàn chỉnh rồi tự đi xin phép xây dựng. Nhờ đó, bạn có thể giảm được một phần kinh phí.

7. Chọn nhà thầu xây dựng

Đến giai đoạn thi công, cần cân nhắc kỹ lưỡng việc chọn nhà thầu xây dựng, hình thức thi công sao cho chất lượng, phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. Những nhà thầu giàu kinh nghiệm có thể đóng góp ý kiến tốt và hợp lý để giúp bạn có được ngôi nhà với giá thành phải chăng.

Dù chọn nhà thầu nào, hình thức thi công như thế nào thì trong quá trình thi công, dù mới bắt đầu hay trong giai đoạn xúc tiến, bạn cần nắm bắt rõ tiến độ thi công. Khi cần thiết có thể trao đổi với nhà thầu, đưa ra ý kiến của mình để cho việc xây dựng trở nên thuận lợi, phù hợp với quan điểm của bạn.

Lưu ý: Khi xây dựng phần thô là phần khung bê tông cốt thép, bạn không nên quá tiết kiệm mà chọn vật liệu kém chất lượng. Ngược lại, nên chọn những vật liệu tốt nhất vì phần này là quan trọng nhất, nó sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình.

8. Tính toán thời gian và chọn thời điểm khởi công.

Bạn nên bắt đầu thi công vào mùa nắng khô ráo, sẽ thuận lợi rất nhiều, điều quan trọng là thời gian thi công không bị gián đoạn. Vì thời gian là vàng bạc nên thi công càng nhanh càng tốt, sẽ giảm được những chi phí không cần có như phí thủ kho, bảo vệ, thất thoát vật tư, trượt giá, điện, nước, ăn, ở, đi lại. Đặc biệt, nếu bạn vay ngân hàng để làm nhà thì việc tiết kiệm thời gian càng quan trọng.

 

 

 

 


Tư vấn nổi bật khác

  • Kinh nghiệm chọn nhà thầu xây nhà, sửa nhà uy tín và chất lượng      
    Kinh nghiệm chọn nhà thầu xây nhà, sửa nhà uy tín và chất lượng

    Nhu cầu an cư lạc nghiệp là nhu cầu của mỗi con người. Nhà là nơi chúng ta gắn bó cả một đời vì vậy việc xây dựng ngôi nhà là điều chúng ta phải quan tâm và đầu tư những gì tốt nhất mà chúng ta có thể. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một vài kinh nghiệm chọn nhà thầu xây nhà, sửa nhà cho các bạn tham khảo nhé.

  • Kinh nghiệm chọn Gạch ốp lát trong xây nhà, sửa nhà      
    Kinh nghiệm chọn Gạch ốp lát trong xây nhà, sửa nhà

    Kinh nghiệm chọn gạch ốp lát trong xây nhà, sửa nhà là những kiến thức góp nhặt trong cách chọn loại gạch ốp phù hợp cho việc xây nhà, sửa nhà. Sao cho không gian ngôi nhà trở nên hoàn hảo nhất.

  • Kinh nghiệm chọn vật liệu xây nhà, sửa nhà      
    Kinh nghiệm chọn vật liệu xây nhà, sửa nhà

    Lựa chọn vật liệu để xây nhà là vô cùng quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng ngôi nhà của bạn. Sau đây là kinh nghiệm chọn vật liệu xây nhà, sửa nhà cho bạn cùng tham khảo nhé!

  • Thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà      
  • Sửa nhà cần chú ý những gì?      
    Sửa nhà cần chú ý những gì?

    Sửa nhà cần chú ý những gì là vấn đề được nhiều người quan tâm để làm sao ngôi nhà sau khi sửa phải trông đẹp mắt, tiện nghi, an toàn, tiết kiệm chi phí một cách hoàn hảo nhất.

KHÁCH HÀNG THÂN THIẾT

  • partner
  • partner
  • partner
  • partner
  • partner
  • partner